Nội dung bài viết
Chim công là loại động vật hoang dã nên kỹ thuật nuôi chim công cũng phải đảm bảo nhiều khâu để chim phát triển và sinh sản tốt. Bài viết dưới đây, chúng ta tìm cách nuôi chim công hiệu quả nhất để mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất.
Kỹ thuật nuôi chim công hiệu quả nhất.
>>>> Xem thêm: Nuôi chim công mang lại giá trị kinh tế cao
Đặc điểm chim công
Từ xưa đến nay Chim công được đánh giá là quý và đẹp nên người ta thường nuôi chúng chủ yếu chỉ để làm cảnh hoặc bán cho các đại gia có thú chơi chim.
Chim công (Pavo muíicus) là một loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae), bộ Gà (Galliíbrmes) sinh sống tại các khu rừng nhiệt đới thuộc khu vực Đông Nam Á Hình 2.10: Công (Pavo muticus) bao gồm lãnh thổ các nước Lào, Thái Lan, Việt Nam, Cambodia, Malaysia và đảo Java (Indonesia), thậm chí trước đây chúng còn phổ biến cả ở Ấn Độ, bắc Myanmar và miền Nam Trung Quốc.
Môi trường tự nhiên ưa thích của chúng bao gồm các khu rừng nhiệt đới, cận nhiệt đới cả nguyên sinh và thứ sinh, những khu rừng lá rụng, rừng tre nứa, thảo nguyên, vùng cây bụi và cả những khu vực canh tác của con người.
Loài này có họ hàng gần gũi với loài công Ấn Độ (Pavo cristatus). Khác với nhiều loài chim họ Trĩ, loài này bay rất tốt và có thể bay liên tục. Con trống trưởng thành có chiều dài cơ thể có thể đạt tới 1,8-3,m bao gồm cả phần đuôi dài từ l,4-l,6m và cân nặng khoảng 3,8- 5,0kg.
Những con chim mái trưởng thành đạt khoảng một nửa chiều dài so với chim trống và có trọng lượng vào khoảng 1-1,2kg. Sải cánh của loài chim này khá rộng, đạt khoảng 1,2m đối với chim mái và 1,6m đối với chim trống. Đây là loài chim có bộ lông đẹp nhất trong tất cả các loài chim và được xếp là 1 trong 10 loài chim đẹp nhất hành tinh.
Chim Công là loại ăn tạp. Thức ăn chủ yếu là: lúa, bắp kết hợp với cám tổng hợp dùng cho gia cầm; các loại côn trùng như sâu gạo, dế… Ngoài ra cho ăn thêm rau xanh như (rau muống, rau lang, hành lá, thân cây chuối…) Sử dụng loại máng ăn, bình nước dùng cho nuôi gà, vịt…
Kỹ thuật nuôi chim công như thế nào?
>>>> Xem thêm: Giá lông công
Kỹ thuật nuôi chim công chi tiết
Quy trình nuôi chim công cũng đơn giản. Chim non sau khi lấy từ lò ấp ra được úm trong lồng úm, đến khi được 2,3 tháng tuổi có thể sử dụng lòng úm bằng lưới thép B40 để nuôi chim. Tùy vào số lượng chim giống mà ta chuẩn bị máng ăn, bình nước uống và hệ thống bóng đèn sưởi ấp cho chim.
– Chim công mới nở ra có khả năng tự ăn như gà con, thức ăn sử dụng 100% cám tổng hợp dùng cho gà.
Sau 30 ngày tuổi có thể cho ăn kết hợp thêm với ngô, thóc nghiền ( Tỉ lệ cám tổng hợp 70 %, thực phẩm bổ sung: 30 %).
Sử dụng các loại rau xanh thái nhỏ ( rau muống , rau cải , rau ngót …)
– Khi chim càng lớn tỉ lệ cám tổng hợp sẽ điều chỉnh theo xu hướng giảm dần: Đến khi chim đạt từ 6 – 8 tháng tuổi có thể nuôi ngoài chuồng lớn với nền chuồng bằng cát .Lúc này tỉ lệ cám tổng hợp bổ sung chỉ còn khoảng 50 % là hợp lý. Không nên cho ăn quá nhiều cám tổng hợp chim sẽ mất dần sức đề kháng tự nhiên, đồng thời giảm sắc tố bóng đẹp của màu lông và ảnh hưởng đến tỉ lệ đẻ sau này.
– Đến khi chim đạt độ tuổi trưởng thành dùng cám tổng hợp của gia cầm ( cám dùng cho gà đẻ ), kết hợp với thực phẩm bổ sung: bắp, lúa nguyên hạt, tôm cá say… Tăng cường các loại rau xanh để chim tăng sức đề kháng cũng như có bộ lông đẹp nhất.
Nước uống ta sử dụng nước sạch cho chim, có thể sử dụng nước đun sôi để nguội trong giai đoạn chim con, đồng thời kết hợp bổ sung vitamin và điện giải.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
LÔNG VŨ THIÊN PHỤNG
Địa chỉ: số 47, ngõ 401 Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0889634333
Email: admin@longvuthienphung.com
Trả lời